(Kienthuc.net.vn) - Với tốc độ gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh, MiG-25RB được xem là trinh sát cơ nhanh nhất châu Âu, thứ 2 thế giới của Không quân Nga.
Lực lượng Không quân Nga đang duy trì 45 chiếc trinh sát cơ phản lực siêu thanh MiG-25RB.
MiG-25RB là biến thể làm nhiệm vụ trinh sát của máy bay tiêm kích đánh chặn phản lực MiG-25 nổi tiếng do Cục thiết kế Mikoyan – Gurevich phát triển. Đây từng được xem là một trong những tiêm kích đáng sợ nhất thế giới do có tốc độ cực nhanh và trần bay cực cao hơn bất kỳ loại tiêm kích nào.
Sự đáng sợ của MiG-25 được chứng minh năm 1971, tiêm kích MiG-25 do phi công Liên Xô điều khiển cất cánh từ Ai Cập đã thực hiện nhiều cuộc “dạo chơi” trên không phận Israel. Các phi vụ này phía Israel đều nắm rõ đường bay nhưng tiêm kích F-4E, tên lửa HAWK của Israel không thể nào bắt kịp tốc độ “cực khủng” của MiG-25.
Động lực làm nên sức mạnh của MiG-25 là 2 động cơ tuốc bin phản lực cực khỏe Tumansky R-15B-300.
Hai động cơ R-15B-300 cho phép MiG-25 đạt tốc độ tối đa Mach 3,2 (khoảng 3.600km/h), trần bay tối đa tới 24,4km.
Đương nhiên những chiếc MiG-25RB cùng được trang bị loại động cơ này.
Tuy đạt tốc độ tối đa Mach 3,2, nhưng thực tế phi công lái MiG-25RB nói riêng và cả dòng MiG-25 nói chung đều được khuyến cáo chỉ nên bay ở tốc độ Mach 2,8. Nếu MiG-25 bay với tốc độ Mach 3,2 thì động cơ chỉ dùng được một lần.
MiG-25RB thiết kế trang bị các khí tài trinh sát phục vụ cho nhiệm vụ trinh sát, do thám không phận địch. Tuy nhiên, máy bay vẫn có khả năng mang 8 quả bom loại 500kg để thực hiện nhiệm vụ tấn công.
MiG-25RB thiết kế buồng lái một người điều khiển.
Trinh sát cơ MiG-25RB hạ cánh sau một chuyến bay làm nhiệm vụ.
Lực lượng Không quân Nga đang duy trì 45 chiếc trinh sát cơ phản lực siêu thanh MiG-25RB.
MiG-25RB là biến thể làm nhiệm vụ trinh sát của máy bay tiêm kích đánh chặn phản lực MiG-25 nổi tiếng do Cục thiết kế Mikoyan – Gurevich phát triển. Đây từng được xem là một trong những tiêm kích đáng sợ nhất thế giới do có tốc độ cực nhanh và trần bay cực cao hơn bất kỳ loại tiêm kích nào.
Sự đáng sợ của MiG-25 được chứng minh năm 1971, tiêm kích MiG-25 do phi công Liên Xô điều khiển cất cánh từ Ai Cập đã thực hiện nhiều cuộc “dạo chơi” trên không phận Israel. Các phi vụ này phía Israel đều nắm rõ đường bay nhưng tiêm kích F-4E, tên lửa HAWK của Israel không thể nào bắt kịp tốc độ “cực khủng” của MiG-25.
Động lực làm nên sức mạnh của MiG-25 là 2 động cơ tuốc bin phản lực cực khỏe Tumansky R-15B-300.
Hai động cơ R-15B-300 cho phép MiG-25 đạt tốc độ tối đa Mach 3,2 (khoảng 3.600km/h), trần bay tối đa tới 24,4km.
Đương nhiên những chiếc MiG-25RB cùng được trang bị loại động cơ này.
Tuy đạt tốc độ tối đa Mach 3,2, nhưng thực tế phi công lái MiG-25RB nói riêng và cả dòng MiG-25 nói chung đều được khuyến cáo chỉ nên bay ở tốc độ Mach 2,8. Nếu MiG-25 bay với tốc độ Mach 3,2 thì động cơ chỉ dùng được một lần.
MiG-25RB thiết kế trang bị các khí tài trinh sát phục vụ cho nhiệm vụ trinh sát, do thám không phận địch. Tuy nhiên, máy bay vẫn có khả năng mang 8 quả bom loại 500kg để thực hiện nhiệm vụ tấn công.
MiG-25RB thiết kế buồng lái một người điều khiển.
Trinh sát cơ MiG-25RB hạ cánh sau một chuyến bay làm nhiệm vụ.
0 comments:
Post a Comment